Công thức tính thể tích hình lập phương là kiến thức hình học quan trọng được học từ lớp 5 và sẽ tiếp tục theo các em đến các năm học sau này.
Các em học sinh cần nắm chắc công thức tính thể tích hình lập phương để làm thuần thục các dạng bài từ cơ bản đến nâng cao. Theo dõi bài viết dưới đây của Mathmap và cùng nhau chinh phục kiến thức này nhé!
Hình lập phương
Định nghĩa:
- Hình lập phương là hình khối có chiều rộng, chiều dài và chiều cao đều bằng nhau.
- Hình lập phương có 6 mặt đều là hình vuông bằng nhau.
- Hình lập phương là hình hộp chữ nhật có tất cả các cạnh bằng nhau
Tính chất:
- Hình lập phương có 8 mặt phẳng đối xứng
- Hình lập phương có 12 cạnh bằng nhau, 8 đỉnh, cứ 3 cạnh gặp nhau tại 1 đỉnh.
- Hình lập phương có 4 đường chéo cắt nhau tại một điểm, đó được xem là tâm đối xứng của hình lập phương
- Đường chéo của hình khối lập phương dài bằng nhau.
>Tham khảo thêm:
Công thức tính thể tích hình lập phương
Quy ước:
a: Độ dài cạnh của hình lập phương
V: Thể tích của hình lập phương
- Công thức tính thể tích hình lập phương
Để tính thể tích hình lập phương ta lấy ba cạnh nhân với nhau. Hay thể tích hình lập phương bằng tích của ba cạnh.
V = a x a x a =
Ví dụ: Cho hình lập phương có độ dài một cạnh bằng 6cm. Tính thể tích hình lập phương đó.
Thể tích hình lập phương là:
V = 6 x 6 x 6 = = 216
Đáp số: 216 cm3
>Tham khảo thêm:
Một số bài tập thực hành công thức tính thể tích hình lập phương
Bài 1: Tính thể tích hình lập phương có cạnh bằng 10cm.
Bài 2: Một hộp phấn hình lập phương có diện tích toàn phần là 96cm2. Tính thể tích của hộp phấn đó.
Bài 3: Tính độ dài cạnh của hình lập phương biết rằng thể tích của hình lập phương đó là 512cm3.
Bài 4: Hình hộp chữ nhật có độ dài ba cạnh lần lượt là 6, 7, 8 cm. Một hình lập phương có cạnh bằng trung bình cộng ba kích thước của hình hộp chữ nhật trên. Hỏi hình nào có thể tích lớn hơn và lớn hơn bao nhiêu cm3?
Bài 5: Một khối kim loại hình lập phương có cạnh là 0,75m. Mỗi đề-xi-mét khối kim loại đó nặng 15kg. Hỏi khối kim loại đó cân nặng bao nhiêu kg?
Bài 6: Một khối gỗ dạng hình lập phương có cạnh 24cm. Người ta cắt đi một phần gỗ cũng có dạng hình lập phương có cạnh bằng nửa cạnh khối đó. Mỗi xăng-ti-mét khối gỗ nặng 0,75 gam.
Vậy phần gỗ còn lại nặng bao nhiêu kg?
Bài 7: Một căn phòng hình lập phương có cạnh 5,5m. Hỏi không khí chứa trong phòng nặng bao nhiêu ki-lô-gam, biết 1 lít không khí nặng 1,2 gam?
Bài 8: Một khối kim loại hình lập phương có cạnh là 0,75m, mỗi dm³ kim loại đó cân nặng 15 kg. Hỏi khối kim loại đó cân nặng bao nhiêu kg?
Bài 9: Hình lập phương A có cạnh bằng 4 cm. Hình lập phương B có cạnh cấp 2 lần cạnh của hình lập phương a. Hỏi thể tích hình lập phương B gấp bao nhiêu lần thể tích của hình lập phương A.
Bài 10: Phải xếp bao nhiêu hình lập phương nhỏ có cạnh 1cm để được một hình lập phương lớn có diện tích toàn phần là 294dm2
>Tham khảo thêm:
- Sơ đồ tư duy toán và lợi ích trong giảng dạy và học tập
- Cách vẽ sơ đồ tư duy toán để cải thiện và nâng cao kết quả học tập
Trên đây là công thức tính thể tích hình lập phương và một số bài tập liên quan mà Mathmap muốn gửi đến bạn đọc. Hy vọng đây sẽ là tài liệu giúp trẻ học tập tốt hơn trong chương trình toán tiểu học. Ngoài ra, nếu bạn đang tìm một trung tâm dạy toán theo phương pháp Toán sơ đồ của Mỹ thì hãy vào trang toansodo.vn để đăng ký. Hoặc liên hệ với MathMap qua những thông tin sau:
Hệ thống Toán sơ đồ Việt Nam – MathMap Academy
Trụ sở: Toàn 21, Ngõ 98 Thái Hà, Đống Đa, Hà Nội
Cơ sở Long Biên: 79 Lâm Hạ, Long Biên, Hà Nội
Cơ sở Thanh Xuân: 55 Hoàng Ngân, Thanh Xuân, Hà Nội
Cơ sở Cầu Giấy: 40 Ngõ 187 Trung Kính, Cầu Giấy, Hà Nội
Và nhiều cơ sở khác trên toàn quốc.